Các hãng ô tô cạnh tranh kịch liệt ở nửa trên phân khúc xe sang

19/03/2018

Hàng loạt hãng xe sang ở châu Âu như Mercedes-Benz, BMW hay Aston Martin chọn triển lãm Geneva làm bàn đạp để tăng doanh số. Các hãng này cho biết, họ không chiếm được nhiều phần thắng khi đối đầu với tập đoàn Volkswagen.

Các hãng ô tô cạnh tranh kịch liệt ở nửa trên phân khúc xe sang 1

Các hãng ô tô cạnh tranh kịch liệt ở nửa trên phân khúc xe sang

Ưu thế hiện tại của tập đoàn Volkswagen là số lượng và sự đa dạng của các dòng xe hơi trên mọi phân khúc. Cụ thể, Volkswagen là tập đoàn mẹ của các thương hiệu xe sang hàng đầu thế giới như Audi, Porsche, Bentley hay Lamborghini. Để chiến thắng hết các thương hiệu mạnh cùng một tập đoàn mẹ không phải là một bài toán dễ dàng cho các hãng ô tô khác.

Ian Fletcher - Chuyên gia phân tích thị trường ô tô HIS- chia sẻ, hiện tập đoàn Volkswagen chiếm nhiều ưu thế hơn các thương hiệu hay hãng siêu xe, xe sang khác ở thị trường ô tô châu Âu nhờ vào độ đa dạng và rộng khắp của các dòng xe cao cấp. Hơn nữa, khả năng chia sẻ công nghệ cốt lõi giữa các thương hiệu con và tập đoàn mẹ giúp các thương hiệu này tự phát triển phân khúc mới mà không phải chú ý nhiều về vấn đề phát sinh chi phí khi phát triển kỹ thuật công nghệ.

Đơn cử là thương hiệu xe sang hàng đầu thế giới ở thời điểm hiện tại - Bentley. Hãng này đã trang bị động cơ ứng dụng công nghệ hybrid sạc điện từ Porsche cho Bentayga SUV bản PHEV - mẫu xe hybrid đầu tiên của hãng.

Các hãng ô tô cạnh tranh kịch liệt ở nửa trên phân khúc xe sang 2

Trong khi đó, thương hiệu Porsche lại phát triển concept crossover xây dựng trên nền tảng Mission E hợp tác cùng Audi. Khung gầm dòng sedan chạy điện trên cũng sẽ được chuyển giao công nghệ cho Bentley trong thời gian gần. Dự kiến, Mission E sẽ ra mắt trong năm 2019.

Theo Adrian Hallmark, CEO mới của Bentley, hãng ô tô này đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ phát triển dòng xe hơi chạy điện thông qua việc tiếp cận và chuyển giao công nghệ từ các công ty khác. Từ đó, họ sẽ có thể lựa chọn dùng hay loại bỏ những kỹ thuật mới cần thiết cho xe của hãng.

Cũng tại triển lãm Geneva, Audi ra mắt công chúng chiếc A6 thế hệ mới. Hãng tự phát triển khung gầm MLB thế hệ mới, nhưng khung gầm này sẽ sớm được chuyển giao cho các dòng xe của Volkswagen. Rupert Stadler, chủ tịch Audi cho biết, hãng xe này không lo ngại việc chuyển giao công nghệ vì mối quan hệ này dựa trên sự tin tưởng vững chắc của các bên.

Matthias Mueller, CEO tập đoàn Volkswagen chia sẻ, tập đoàn này đang chiếm ưu thế về số lượng, thời điểm ra mắt và cả giá cả ở các dòng sản phẩm khi cùng nhau phát triển và chia sẻ những công nghệ mới nhất.

Cùng lúc, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp bao gồm Daimler, BMW, Jaguar Land Rover và Aston Martin đang thực hiện phương thức cạnh tranh với tập đoàn Volkswagen bằng cách mở rộng và tấn công vào nửa trên phân khúc xe sang. Tại phân khúc đó, đối thủ của các hãng này chỉ là Bentley và Porsche.

Các hãng ô tô cạnh tranh kịch liệt ở nửa trên phân khúc xe sang 3

Harald Krueger, CEO của BMW cho biết, chiến lược của hãng này là dồn lực lượng phát triển phân khúc xe sang ở nửa trên để có thể thu được lợi nhuận tốt nhất. Concept M8 Gran Coupe – phiên bản 4 cửa tại triển lãm Geneva chính là động thái gần đây nhất của BMW trong cuộc chiến doanh thu với  Porsche Panamera và Bentley Continental GT.

Mercedes-Benz cũng không thua kém khi phát triển dòng siêu xe thể thao AMG. Hãng này tập trung vào bản AMG GT Coupe 4 cửa để đối chọi với Panamera. Thêm vào đó, dòng Maybach sẽ được xây dựng dựa trên nền tảng bản Mercedes-siêu-sang để gây dựng uy tín tại thị trường.

Trong khi đó, Land Rover lại trưng bày Range Rover SV Coupe 2 cửa phiên bản giới hạn với nhiều tính năng hấp dẫn cùng mức giá cạnh tranh với Bentley là 333.000 USD.

Aston Martin lại thể hiện rõ nét tính đối chọi gay gắt bằng thông điệp tách Lagonda thành một thương hiệu xe điện riêng biệt nhằm cạnh tranh với Bentley và Rolls-Royce. Thông điệp này chính là mẫu Lagonda Vision Concept tại Geneva.

Các hãng ô tô cạnh tranh kịch liệt ở nửa trên phân khúc xe sang 4

CEO Aston Martin cho hay, khi tách ra thành thương hiệu độc lập, Lagonda sẽ cắt giảm được nhiều thời gian và công đoạn phê duyệt của cấp trên khi thiết kế và ra mắt một mẫu ô tô mới. Thêm vào đó, các mẫu xe này sẽ không gặp tình trạng trùng lặp nhiều dù không thể đạt được ưu thế chi phí như VW. Ông cũng chia sẻ, các dòng siêu xe thuộc tập đoàn Volkswagen mắc phải điểm yếu là nét tương đồng trong thiết kế, như 2 dòng SUV xây dựng trên khung gầm MLB Evo là Bentley Bentayga và Lamborghini Urus.

BMW cũng có ý kiến tương đồng Aston Martin khi để Rolls-Royce tự xây dựng và thiết kế khung gầm riêng biệt cho thương hiệu này.

Nhằm giành ưu thế trước tập đoàn Volkswagen, các hãng ô tô khác còn tiến hành hợp tác sản xuất. Điển hình là mối quan hệ hợp tác giữa Toyota và BMW trong việc sản xuất xe thể thao. Ưu điểm của phương thức này là giảm chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ hiện đại khi đối tác đã sở hữu công nghệ này. Mặt khác, hợp tác giữa các hãng xe giúp họ tránh việc sản xuất các thiết kế tương đồng cho xe hơi.

Nguồn: autopro.com.vn

Đánh giá xe

Đánh giá xe BMW i8 2015: Xe cũ có gì hấp dẫn?

Đánh giá BMW i8 2015 để thấy được những nét đẹp nổi bật của dòng xe này khiến cho giới yêu xe cực kỳ yêu thích. Vẻ sang trọng, hiện đại và tốc độ đề được mọi người đánh giá...

Văn hóa xe

Lái xe ngược chiều trên cao tốc, chủ ô tô giải thích do 'nhầm đường'

Dù đã có người chặn lại và giải thích về việc lái xe chạy ngược chiều trên cao tốc, song người điều khiển chiếc ô tô chạy "nhầm đường" này vẫn cố chấp không chịu quay đầu.

Tin đã lưu