4 điểm mới “làm khó” người học trong đào tạo sát hạch cấp bằng lái xe ô tô

06/01/2020

Kể từ ngày 1/5/2020, các cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe (GPLX) phải lắp đặt thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết. Đồng nghĩa với việc học viên phải tham gia học đầy đủ thời gian của môn học mới được dự sát hạch.

1. Tăng bài sát hạch xử lý tình huống

Theo Vụ trưởng Vụ Phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) – ông Lương Duyên Thống, để nâng cao công tác đào tạo sát hạch cấp GPLX, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 38/2019 nhằm sửa đổi một số điều của Thông tư 12 quy định về đào tạo cấp Giấy phép lái xe (GPLX). Cụ thể, Thông tư 38 đã bổ sung thêm một số điểm mới, như quy định về việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Kể từ ngày 1/5/2020, công tác đào tạo, cụ thể là cơ sở đào tạo phải trang bị đầy đủ thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết. Nghĩa là học viên phải tham gia đầy đủ thời gian của môn học lý thuyết mới được dự sát hạch.

Đặc biệt, Thông tư quy định các cơ sở đào tạo phải lắp đầy đủ thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên đường, nhằm giám sát số km học lái xe trên đường của học viên.

Bên cạnh đó, Thông tư còn bổ sung thêm hai môn học gồm xử lý tình huống giao thông trên phần mềm mô phỏng và tập lái xe trên cabin tập lái.

Đối với nội dung sát hạch, học viên trước kia chỉ phải thi 3 nội dung. Nay, bổ sung thêm nội dung mới là học viên phải sát hạch xử lý các tình huống trên phần mềm mô phỏng.

2. Công an có thể giám sát sát hạch qua camera

Từ 8/2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phối hợp với 4 Sở GTVT (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Nghệ An), lắp thí điểm camera giám sát các trung tâm sát hạch. Theo ông Thống chia sẻ, những dữ liệu này sẽ được truyền trực tiếp về Tổng cục Đường bộ.

4 điểm mới “làm khó” người học trong đào tạo sát hạch lái xe ô tô

4 điểm mới “làm khó” người học trong đào tạo sát hạch cấp bằng lái xe ô tô

Cụ thể, từ 1/1/2020, tất cả trung tâm sát hạch phải lắp đặt camera giám sát ở phòng sát hạch lý thuyết và sân sát hạch. Theo đó, những dữ liệu này sẽ được truyền trực tiếp về Tổng cục Đường bộ. Từ đó, các cơ quan quản lý như Ban ATGT các địa phương, Công an hoàn toàn có thể truy cập trực tiếp để giám sát quá trình sát hạch.

3. Học viên được quản lý từ đầu vào đến đầu ra

Tổng cục cũng đã đề xuất Bộ GTVT xây dựng Trung tâm quản lý đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe trên quy mô toàn quốc. Theo ông Thống, Trung tâm sẽ giám sát đầy đủ thời gian học lý thuyết, số km lái xe trên đường của học viên.

Cụ thể, quá trình học của học viên sẽ được giám sát trực tuyến theo thời gian thực về trung tâm đặt tại Tổng cục Đường bộ. Khi bắt đầu đăng ký học, học viên sẽ được cấp một mã số định danh và một tài khoản đăng nhập, sau này được gửi về Trung tâm của Tổng cục để quản lý.

Đặc biệt, học viên phải tiến hành chụp ảnh chân dung và đăng ký dấu vân tay. Được biết, xe tập lái cũng trang bị thiết bị chụp ảnh. Mỗi học viên khi lên xe sẽ phải đăng ký, chụp ảnh nhận dạng đúng người mới được tính thời gian học.

Xe tập lái cũng trang bị thiết bị giám sát hành trình, theo dõi số km học. Do đó, học viên phải học đủ số giờ thực hành thì Trung tâm mới cấp quyền tham gia sát hạch cho học viên đó.

Trước đây, dữ liệu sát hạch chỉ truyền về Sở GTVT kiểm soát. Hiện tại, dữ liệu này sẽ được truyền trực tiếp về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

4. Giám sát trực tiếp từ phòng lý thuyết đến sân sát hạch

Ông Thống cho biết, đối với sân sát hạch, Trung tâm sẽ tiến hành kết nối giám sát trực tiếp hình ảnh (dạng video). Theo đó, những dữ liệu này sẽ được lưu trữ tối thiểu 12 tháng tại phòng sát hạch lý thuyết, phòng sát hạch mô phỏng.

Đồng thời, Trung tâm sẽ tiến hành giám sát ở các vị trí sân sát hạch lái xe như vị trí xuất phát, vị trí dừng và khởi hành xe trên dốc, vị trí qua vệt bánh xe, vị trí qua ngã tư, vị trí ghép xe vào nơi đỗ và các vị trí cần thiết khác.

Được biết, toàn bộ dữ liệu này sẽ được tổng hợp theo từng học viên, từng xe tập lái, từng giáo viên, từng cơ sở đào tạo, từng trung tâm sát hạch, để làm cơ sở cho việc quản lý chặt chẽ công tác đào tạo và sát hạch lái xe.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất Trung tâm Quản lý đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe toàn quốc với mục tiêu là ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, sinh trắc học, đưa ra biện pháp cảnh báo, giám sát chặt chẽ thời gian học tập của học viên trong quá trình đào tạo lái xe ô tô. Bên cạnh đó, quá trình tiến hành giám sát sát hạch lái xe ô tô (trong hình, trên đường và phòng sát hạch lý thuyết, mô phỏng) cần công khai, minh bạch.

Dự kiến, tổng kinh phí đầu tư Trung tâm là trên 17 tỷ đồng. Thời gian thực hành dự kiến trong vòng 2 năm, từ 2019-2020.

Nguồn: autopro.com.vn

Đánh giá xe

Đánh giá xe BMW i8 2015: Xe cũ có gì hấp dẫn?

Đánh giá BMW i8 2015 để thấy được những nét đẹp nổi bật của dòng xe này khiến cho giới yêu xe cực kỳ yêu thích. Vẻ sang trọng, hiện đại và tốc độ đề được mọi người đánh giá...

Văn hóa xe

Lái xe ngược chiều trên cao tốc, chủ ô tô giải thích do 'nhầm đường'

Dù đã có người chặn lại và giải thích về việc lái xe chạy ngược chiều trên cao tốc, song người điều khiển chiếc ô tô chạy "nhầm đường" này vẫn cố chấp không chịu quay đầu.

Tin đã lưu