So sánh xe Nhật, Mỹ và châu Âu

25/04/2017

Nhật Bản nổi tiếng với dòng xe nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu trong khi Mỹ lại khiến người ta nhớ đến những mẫu bán tải, SUV cỡ lớn, thể thao thiên về khả năng tăng tốc.

Ngày nay, người tiêu dùng có nhu cầu về ô tô luôn có hàng trăm sự lựa chọn. Tại Việt Nam, các mẫu xe tới từ Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu đều rất được ưa chuộng do có thiết kế đẹp mắt và nhiều tính năng nổi bật song tùy theo từng tiêu chí, mỗi khách hàng sẽ có những yêu cầu khác nhau. Dưới đây là những phân tích về các dòng xe theo khu vực trên thế giới.

Xe Nhật: Nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu và hiệu quả

Phần lớn những chiếc xe tới từ Nhật Bản đều có vẻ ngoài nhỏ gọn, giá rẻ và tiết kiệm nhiên liệu. Về cơ bản, đặc trưng này xuất phát từ lịch sử nền kinh tế khó khăn và khan hiếm dầu mỏ.

Ban đầu, những mẫu xe Nhật chỉ nhắm tới thị trường nội địa. Đến thập niên 70, thế giới bước vào giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ, những hãng xe Nhật Bản như Toyota, Honda hay Nissan bước sang một trang mới khởi sắc do đánh đúng vào điểm yếu tốn kém nhiên liệu và giá thành đắt đỏ của xe Mỹ hay châu Âu.

Xe Nhật: nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu và hiệu quả.

Thực tế, ở một số phân khúc, xe Nhật Bản không phải nhỏ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn so với các đối thủ. Topspeed đưa rằng, BMW 328d bản máy dầu có mức tiêu thụ trung bình 8,7 lít/100 km, gần bằng Scion iQ 2014 và Mitsubishi Mirage CVT. Điều này chứng minh mẫu serie 3 vẫn là một trong những chiếc xe tốt nhất thế giới song giá trị thương hiệu của những chiếc xe Nhật đã được bảo đảm hình ảnh hiệu quả, tiết kiệm từ lâu. Có thể thấy, Toyota, Honda hay Nissan đều tạo nên thương hiệu và chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường.

Hình ảnh mẫu Toyota high lander 2017.

Độ tin cậy cao cũng là một trong những lợi thế của xe Nhật Bản. Theo nghiên cứu của JD Power & Associates năm 2002, xe Nhật Bản có giá trị lâu dài cao nhất. Báo cáo năm 2010 của chuyên trang đánh giá Consumer Reports cũng chỉ ra rằng, xe Nhật chiếm 7/10 mẫu xe đáng tin cậy nhất năm. Do đó, xe Nhật khi bán lại rất ít khi bị rớt giá.

Trang Carsdirect lại đưa: "Không phải xe Nhật nào cũng đáng tin cậy. Ví dụ như Nissan Cube hay Lexus GS có chỉ số tin cậy thấp hơn mức trung bình".

Một điều khiến xe Nhật nổi trội hơn là vấn đề bảo dưỡng. Với xe Mỹ hay Châu Âu, người sử dụng xe phải bảo dưỡng thường xuyên với chi phí rất đắt còn xe Nhật thì đơn giản hơn. Cụ thể, chu kì bảo dưỡng dài, chi phí thấp nếu bảo dưỡng theo đúng khuyến nghị của nhà sản xuất.

Xe Mỹ: Dung tích động cơ vượt trội

Theo quan điểm của một số người, xe Mỹ sinh ra gần như để dành riêng cho phái mạnh. Đặc trưng của xe Mỹ là các mẫu SUV hoặc bán tải kích thước lớn. Chính vì vậy, mỗi khi nhắc tới xe Mỹ là người ta nghĩ đến phong cách cơ bắp, đồ sộ và cảm giác mạnh mẽ. Về khía cạnh này, xe Nhật không thể cạnh tranh với xe Mỹ.

Trang bị động cơ lớn, mang đến cho người dùng cảm giác bất kham là một trong những điểm đặc trưng của xe Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số 10 chiếc xe có động cơ lớn nhất thế giới thì 6 chiếc là xe Mỹ. Điển hình là Dodge Viper sở hữu dung tích động cơ 8.7L. Vị trí số 2 thuộc về Chevrolet Camaro Z/28 với dung tích động cơ 7 lít.

Xe Mỹ: dung tích động cơ vượt trội.

Mặc dù chỉ sử dụng hệ dẫn động cầu sau song trong một bài thử xe của MotorTrend năm 2015, Chevrolet Camaro Z/28 2014 giành chiến thắng trước Porsche 911 Turbo S 2014 và Nissan GT-R 2015 (đều dùng dẫn động 2 cầu) về tốc độ hoàn thành đường đua Streets of Willow. Giá bán của chiếc xe Mỹ là 75.000 USD, thấp hơn con số 117.000 USD của Nissan GT-R và 185.000 USD của Porsche 911 Turbo S.

Xe châu Âu mạnh, đương nhiên đắt hơn nhiều so với xe Mỹ. Dodge Challenger SRT Hellcat 2015 mạnh 707 mã lực song giá bán chưa tới 60.000 USD tại Mỹ. Con số này rẻ hơn gấp 5 lần so với Lamborghini Aventador hay Bentley Continental SuperSports với mã lực thấp hơn rất nhiều.

Về công nghệ, tại Mỹ có nhiều loại xe đang dẫn đầu về xe tự lái. Đây là loại phương tiện đòi hỏi nhiều công nghệ phức tạp.

Xe Châu Âu: “Đắt xắt ra miếng”

Nhắc đến xe châu Âu, ngay lập tức người ta liên tưởng đến sự xa hoa, lộng lẫy. Những chiếc xe châu Âu luôn có mức giá cao ngất song luôn đảm bảo được tiêu chí chất lượng.

Xe Châu Âu: “Đắt xắt ra miếng”.

Có thể thấy, châu Âu là vùng đất sinh ra nhiều dòng xe sang như Rolls-Royce, Bentley hay Maybach. Trong đó, Đức được biết đến là một đất nước có kỹ thuật cơ khí tuyệt vời. Giá trị những thương hiệu này chỉ có tăng chứ không có giảm.

Mercedes SLR McLaren và Dodge Viper là hai ví dụ điển hình. Hai mẫu xe này tương đương về kích thước và hiệu suất song Viper sản xuất ở Mỹ có giá 80.000 USD, trong khi SLR McLaren xuất xưởng ở châu Âu với giá bán cao gấp 5 lần.

Tính truyền thống là một đặc điểm trong thiết kế xe châu Âu. Do đó, nhiều mẫu xe của Lamborghini thường kế thừa kiểu dáng từ “người tiền nhiệm”. Thực tế, Lamborghini, Aventador đều mang hơi hướng của Murcielago. Murcielago lại có chút hình ảnh của Diablo. Kiểu dáng của Diablo lại bắt nguồn từ Countach. Bên cạnh đó có thể kể tới Ferrari, BMW, Audi, Aston Martin, Rolls-Royce,...

Một yếu tố khiến người ta nhớ đến xe châu Âu là tốc độ. Xe châu Âu luôn chiếm ưu thế trong danh sách những mẫu xe nhanh nhất hành tinh. Bugatti Chiron đang dẫn đầu thế giới về kỷ lục tốc độ xe thương mại.

Đối với phương tiện truyền thống, xe châu Âu đang bỏ xa Ford hay GM về công nghệ nói chung. Hiện nay, nhiều hãng đã bắt kịp xu hướng áp dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất.

Các hãng Đức nổi tiếng với xe hiệu năng cao.

Một chuyên gia của tờ TheZebra nói về cảm giác lái: "Các hãng Đức nổi tiếng với xe hiệu năng cao, làm nên những chiếc xe nhanh và ổn định, có thể vượt qua mọi góc cua với tốc độ cao mà không gặp bất kỳ rắc rối. Xe của họ hơn xe Mỹ ở khả năng xử lý và cảm giác lái".

Tóm lại, mỗi khu vực khác nhau, xe lại có những ưu thế riêng, phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Chính vì vậy, gần như không thể kết luận xe ở đâu là tốt nhất.

Nguồn: xehay.vn

Đánh giá xe

Đánh giá xe BMW i8 2015: Xe cũ có gì hấp dẫn?

Đánh giá BMW i8 2015 để thấy được những nét đẹp nổi bật của dòng xe này khiến cho giới yêu xe cực kỳ yêu thích. Vẻ sang trọng, hiện đại và tốc độ đề được mọi người đánh giá...

Văn hóa xe

Lái xe ngược chiều trên cao tốc, chủ ô tô giải thích do 'nhầm đường'

Dù đã có người chặn lại và giải thích về việc lái xe chạy ngược chiều trên cao tốc, song người điều khiển chiếc ô tô chạy "nhầm đường" này vẫn cố chấp không chịu quay đầu.