“Bia kèm lạc” không thành, nhiều đại lý ô tô đành bán đúng giá niêm yết cận Tết

30/01/2019

Nhu cầu mua sắm tăng cao; nhiều đại lý áp dụng chiêu thức “bán bia kèm lạc” và nhận hậu quả bị khách hàng tẩy chay, rút cọc trước dịp Tết. Kết quả, giá bán một số mẫu ô tô lại quay về đúng giá mức giá niêm yết tại Việt Nam.

Nguyên do để “bia kèm lạc” hoành hành

Kết thúc năm 2018, toàn thị trường ô tô Việt Nam đã đạt con số tiêu thụ xe hơi kỷ lục (352.245 xe) từ trước đến nay. Trong đó, sự lượng xe lắp ráp trong nước chiếm ưu thế và hoàn toàn lấn át xe nhập. Tình trạng này là do sự ra đời và siết chặt hoạt động nhập khẩu ô tô của Nghị định 116 áp dụng ngay từ đầu năm.

“Bia kèm lạc” không thành, nhiều đại lý ô tô đành bán đúng giá niêm yết cận Tết.

Nửa đầu 2018, ô tô nhập khẩu khan hàng do khó về nước từ Nghị định 116

Do đó, hàng loạt ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đã gặp phải rào cản về nước trong suốt thời gian dài, thậm chí có những mẫu sản phẩm “hot” bị đóng băng doanh số. Sau đó, phải đến tận quá nửa năm 2018, các thương hiệu lớn như Toyota Việt Nam, Ford, Chevrolet, Mitsubishi… mới lần lượt thành công mang xe ngoại về tiếp tục phân phối trong nước.

“Bia kèm lạc” không thành, nhiều đại lý ô tô đành bán đúng giá niêm yết cận Tết a1.

Vì vậy, xe nhập tăng giá bán và kèm phụ kiện khi đến tay khách hàng Việt

Vậy nhưng, dù được hưởng thuế 0%, giá xe vẫn liên tục tăng so với năm 2017. Có những mức tăng lên đến cả trăm triệu đồng do tình trạng khan hàng vừa qua. Điển hình như chiếc Toyota Fortuner bị đại lý bán kèm phụ kiện lên đến 200 triệu đồng; Ford Ranger và Everest chênh lên hơn 100 triệu đồng; còn Honda CR-V kèm theo 50-100 triệu đồng khi xe về tay. Đặc biệt, khách hàng khi mua mẫu SUV 7 chỗ cao cấp như Ford Explorer còn phải mua thêm “lạc” trị giá đến 300 triệu đồng. Trớ trêu thay, còn có nhiều đại lý không bán phụ kiện mà trắng trợn đòi tiền bôi trơn đến hơn 100 triệu đồng mới chịu giao xe. 

“Bia kèm lạc” không thành, nhiều đại lý ô tô đành bán đúng giá niêm yết cận Tết a2.

Tuy nhiên, Hyundai Santa Fe 2019 lắp ráp nội địa cũng bị chênh giá và "bán kèm lạc"

Bởi vậy, người tiêu dùng Việt liên tục đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ngoài những mẫu ô tô nhập thì chiếc Hyundai Sante Fe 2019 được ưa chuộng lắp ráp trong nước cũng gặp tình trạng tương tự. Đại lý “ép” mua phụ kiện từ 100-200 triệu đồng khiến giá xe trở nên đắt đỏ trước dịp Tết. Thêm vào đó, nguyên nhân lí giải là do Hyundai Thành Công chỉ có 1.000 xe giao đến khách hàng, trong khi nhu cầu đặt xe cán mốc 3.000 xe. Phải chăng, các đại lý đã “thừa nước đục thả câu” để bán kèm “lạc”?

Video trải nghiệm nhanh Hyundai Santa Fe 2019 vừa ra mắt tại Việt Nam

Cái giá phải trả khi xem nhẹ khách hàng Việt!

“Con giun xéo lắm cũng quằn”, sau khi mất nhiều thời gian chờ đợi Hyundai Sante Fe 2019 chính thức mở bán, lại bị ép mua phụ kiện mới giao xe; nhiều khách hàng đã quyết tâm tẩy chay bằng việc rút cọc. Đồng thời, ngay lập tức họ chuyển sang lựa chọn mẫu ô tô khác. Một số mẫu ô tô khác cũng chịu chung hậu quả.

“Bia kèm lạc” không thành, nhiều đại lý ô tô đành bán đúng giá niêm yết cận Tết a3.

Nhiều khách hàng bất bình rút cọc và tẩy chay đại lý

Anh Tuấn, một khách hàng mới rút cọc cho biết dù đã nhiều lần đàm phán với đại lý nhưng 2 bên không đạt được thỏa thuận mua bán xe Hyundai Santa Fe 2019. Do đó, vị khách hàng này đã rút cọc dù là người đặt xe từ khá sớm. Anh Tuấn cho rằng, đại lý đang thiếu tôn trọng khách hàng, ở đâu đó đó khách hàng là thượng đế chứ ở Việt Nam mua ô tô thì không!.

“Bia kèm lạc” không thành, nhiều đại lý ô tô đành bán đúng giá niêm yết cận Tết a4.

Toyota Fortuner cùng chung số phận

Bên cạnh đó; ở các diễn đàn hay hội nhóm trên facebook, các thành viên cũng đồng quan điểm với việc ô tô bị ép mua phụ kiện ở nước ta đối với Honda CR-V, Hyundai Santa Fe và Toyota Fortuner. Người dùng bày tỏ: "Mặc dù bỏ cả tỷ đồng để mua ô tô nhưng cứ như thể đi ăn xin!"

Sự đồng bất bình lên đến đỉnh điểm đã khiến cho lượng xe tại một số đại lý vẫn khá nhiều và các nhân viên bán hàng đang tỏ ra lo lắng. Liên hệ với một nhân viên của Hyundai tại Hà Nội, người này cho biết hiện Hyundai Santa Fe đã không còn “bán kèm lạc” và trở về với giá niêm yết của HTC. Thậm chí, đại lý đã có sẵn xe để giao ngay trước Tết và có thể hoàn thành thủ tục đăng ký ngay. 

“Bia kèm lạc” không thành, nhiều đại lý ô tô đành bán đúng giá niêm yết cận Tết a5.

Hyundai Santa Fe 2019 từ lí do "không đủ hàng giao" để tăng giá bán, giờ vẫn nằm im lìm tại đại lý

Câu trả lời đều tương tự với các đại lý của Toyota hay Honda đối với mẫu Fortuner và CR-V. Tuy nhiên, 2 mẫu xe này là hàng nhập khẩu vì vật lượng xe có sẵn không còn nhiều, dự kiến sẽ về thêm sau Tết nguyên đán 2019.

Việc các đại lý buộc đưa giá xe trở lại mức bán niêm yết chính hãng cho thấy những đơn vị này muốn đẩy xe trước Tết bởi sau Tết nhu cầu của người tiêu dùng sẽ giảm đáng kể. Nhiều khả năng, các đại lý sẽ không bán được xe kèm phụ kiện mà ngược lại còn phải tặng khách hàng phụ kiện để kích cầu thời điểm hậu Tết. Đây là hệ quả và cái giá phải trả cho những đại lý đã xem nhẹ và coi thường khách hàng mua ô tô tại Việt Nam.

Xem thêm:

Nguồn: oto.com.vn

Đánh giá xe

Đánh giá xe BMW i8 2015: Xe cũ có gì hấp dẫn?

Đánh giá BMW i8 2015 để thấy được những nét đẹp nổi bật của dòng xe này khiến cho giới yêu xe cực kỳ yêu thích. Vẻ sang trọng, hiện đại và tốc độ đề được mọi người đánh giá...

Văn hóa xe

Lái xe ngược chiều trên cao tốc, chủ ô tô giải thích do 'nhầm đường'

Dù đã có người chặn lại và giải thích về việc lái xe chạy ngược chiều trên cao tốc, song người điều khiển chiếc ô tô chạy "nhầm đường" này vẫn cố chấp không chịu quay đầu.

Tin đã lưu